căn hộ the park avenue - Thép ống - Giay dep -tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Đào tạo seo website

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Trẻ em học ngoại ngữ sớm có thông minh hơn?

Anh văn thiếu nhi - Từ nhiều năm nay, các nghiên cứu chính thức của các nhà khoa học cho thấy những trẻ em được học ngoại ngữ từ nhỏ có lượng chất xám cao hơn những người bắt đầu học ngoại ngữ khi đã lớn.

Học ngoại ngữ giúp tăng cường trí não.
Các nhà khoa học tin rằng, ngoại ngữ giúp cho trí não con người phát triển. Theo  nghiên cứu được Trường đại học London (Anh) thực hiện trên tổng số 105 người, trong đó có 80 người biết từ một ngoại ngữ trở lên, cho thấy việc học ngoại ngữ đã làm thay đổi chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám trên vùng não trái của những người biết ngoại ngữ cao hơn so với người chưa từng học ngoại ngữ. Rõ ràng là não có khả năng thay đổi cấu trúc khi được kích hoạt.
Việc học ngoại ngữ làm cho các nếp gấp trên vỏ não ngày càng hằn sâu, giúp cho trí nhớ phát triển. Không những thế, về phương diện xã hội học, việc biết thêm một ngoại ngữ được ví như có thêm một cuộc sống, điều này giải thích một cách thuyết phục vì sao những người biết một hoặc nhiều ngoại ngữ lại có khả năng phán đoán tự nhiên và suy luận logic.
Vì sao trẻ em nên biết thêm một ngoại ngữ?
Nhiều chuyên gia cho rằng khi quá độ tuổi từ 7 đến 15, con người đã phần nào giảm đi khả năng nghe hiểu và sao chép các âm mới, mà đây lại là nên tảng để tạo nên cách phát âm chuẩn cho một ngôn ngữ. Khi còn nhỏ, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích học ngoại ngữ sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành nghĩa và phát âm chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói. Theo tạp Wall Street, học một ngoại ngữ khi đã lớn tuổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc học từ bé…
Những người học ngoại ngữ từ nhỏ có khả năng đặc biệt để khi lớn lên có thể sự dụng ngoại ngữ đó thông thạo như tiếng mẹ đẻ. Tờ Chicago Tribune cũng kết luận xác đáng rằng bộ não trẻ em có một khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt ngôn ngữ. Khả năng này suy giảm dần theo thời gian bởi các thay đổi trong quá trình phát triển não bộ.Học ngoại ngữ từ bé còn mang lại nhiều lợi ích như phát triển khả năng phân tích suy luận logic, đặc biệt là học giỏi môn toán học.

Học phải... như chơi.
Theo tạp chí Tư vấn Gia đình, học sinh học ngoại ngữ từ cấp 1 hay thậm chí ở độ tuổi nhỏ hơn có tỉ lệ thành công cao hơn khi học các môn khác. Các em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, nói và viết tiếng mẹ đẻ chuẩn hơn, và cũng dễ dàng tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Trẻ em nên học ngoại ngữ từ nhỏ để có thể nắm vững ngôn ngữ. Các em thực sự phấn khích với phương pháp dạy học mang tính “học mà chơi, chơi mà học”. Điều này trái ngược hẳn với cách người lớn học ngoại ngữ khi cứ cố nhồi nhét mọi kiến thức cùng lúc với khối lượng từ vựng vô biên và cách sử dụng động từ phức tạp!
Với trẻ em thì khác, không cần nhớ bất kỳ một quy tắc nào về động từ, tính từ hay trạng từ. Các em học thông qua trò chơi ngôn ngữ. Do đó, trẻ chỉ đơn giản là bắt chước và lặp đi lặp lại các từ, cụm từ và câu. Trẻ em nắm bắt ngoại ngữ bằng cách tiếp thu. “Tốt nhất nên để trẻ học ngoại ngữ từ nhỏ, vì khi đó trẻ có nhiều thời gian, hoàn toàn hứng khởi, và không phải chịu áp lực như người lớn”.

Khi đã quen với cách học thông qua các hoạt động vui chơi thì sau đó trẻ có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào. Bằng các trò chơi, bài hát, sáng tạo, nghệ thuật tham gia đóng kịch, kể chuyện, trẻ em tiếp thu một cách hoàn toàn tự nhiên và bắt đầu sử dụng một ngoại ngữ mới mà không phải chịu một sức ép nào.

(Theo Internet)

Học tiếng anh hiệu quả sau 4 bước

Học tiếng Anh - Bạn đã tự trang bị cho mình một vốn kiến thức về tiếng Anh khá ổn. Tuy nhiên đôi lúc bạn cảm thấy không tự tin khi nói trước mọi người? Bạn không đạt được các điểm số cao như mong muốn trong các bài kiểm tra? Bạn thực sự cần một nơi nào đó để luyện tập và nâng cao các kỹ năng của mình.
Nếu bạn thực sự quyết tâm học tiếng Anh. Vậy thì hãy thử nghiệm với 4 bước đơn giản sau đây nhé!

1. Chuẩn bị
Với một vốn tiếng Anh kha khá. Có lẽ bạn không cần phải bắt đầu lại từ đầu. Hãy xem lại các kỹ năng của mình và đánh giá phần nào mình yếu nhất. Đó chính là phần bạn cần học. Như vậy nhiệm vụ của bạn là phải lên kế hoạch bổ sung ngay.
Bạn nên chọn 1 mục nào đó trong những thứ bạn cần học: nghe, nói, đọc hay viết. Trong từng kỹ năng này lại có những mục cụ thể. Từ vựng, ngữ pháp tiếng anh, viết luận… và thậm chí các vấn đề còn có thể chia nhỏ hơn nữa. Dành một chút thời gian để phân tích lý do vì sao bạn muốn học những vấn đề này. Hãy thật tập trung! Nếu không bạn rất dễ bị sao nhãng sang những chủ đề khác.

Học tiếng Anh


2. Luyện tập
Bây giờ thì bạn đã biết mình muốn học cái gì rồi, còn chần chờ gì nữa mà bạn không tìm kiếm trên Internet về đề tài đó. Qua đó bạn có thể tìm kiếm được các trang cung cấp cho bạn các công cụ và tư liệu quý giá như các học tiếng anh qua clip, file audio, video, các dạng bài tập, các bài kiểm tra đề thi để luyện tập những vấn đề bạn muốn học. Hãy nghe nhiều như bạn muốn, đọc nhiều như bạn cần, luyện viết, luyện nói thường xuyên, chăm chỉ làm các bài tập. Đó là những kỹ năng mà bạn đang cần nâng cao, kiến thức mà bạn đang phải trau dồi.

Học tiếng anh giao tiếp


3. Sử dụng
Tốt rồi! Bạn đã chuẩn bị kỹ càng, luyện tập chăm chỉ và thực sự sẵn sàng! Bạn đã trang bị những gì mà bạn muốn, và việc bạn cần làm bây giờ là áp dụng nó trong những tình huống thực tế. Sử dụng những gì bạn đã học với bạn bè và người quen. Hãy tham gia các diễn đàn và áp dụng những điều mà bạn biết. Cố gắng sử dụng các kiến thức ít nhất là 30 lần để bạn thực sự ghi nhớ được và biến nó chính là kiến thức của bạn.

Học tiếng anh online

4. Đánh giá
Sau tất cả những việc bạn đã làm, hãy ngồi lại trong vài phút và đánh giá kết quả. Bạn học được những gì cần học chưa? Bạn đã khắc phục được những lỗ hổng kiến thức chưa?

Học tốt tiếng Anh

Tất cả những việc làm của bạn cần phải được đánh giá một cách nghiêm túc để bạn có thể theo dõi được những chuyển biến trong quá trình học tập của mình.

Nếu bạn thực sự quyết tâm học tiếng Anh, hãy lưu ý đến những vấn đề này. Cố gắng thực hành 4 bước trên hàng ngày trong khi học, và khả năng của bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ.

Vậy thì ngay bây giờ… Bạn hãy lên kế hoạch và bắt tay vào thực hành đi thôi!
Chúc bạn thành công!!!

Tôi học tiếng anh bắt đầu từ con số 'âm'

Từ một người sợ và ghét học tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.
“Tôi không thể học được tiếng Anh”, nếu để biện minh cho lý do bạn không thể học được tiếng Anh bằng câu nói trên thì hãy thay đổi suy nghĩ của mình sau khi đọc bài viết của tôi. Trước đây, tôi từng nói như vậy hàng trăm lần, nhưng tôi đã học được tiếng Anh ngay khi tôi bỏ đi suy nghĩ này.



Tôi sống ở TP HCM từ nhỏ, đáng lẽ tôi phải có nhiều cơ hội tiếp xúc sớm với tiếng Anh, nhưng tôi đã không có điều kiện tham dự bất kỳ lớp tiếng Anh nào trước khi bước vào năm học Anh văn đầu tiên, năm lớp 6.

Tôi không thể quên kỷ niệm những ngày đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, hôm đó là ngày học tiếng Anhthứ hai của tôi, tôi đã bị gọi lên trả từ vựng. Tôi lóng ngóng và không thuộc được chữ nào trong khi những bạn khác lần lượt viết ra những từ mà cô yêu cầu. Cô giáo đã mắng tôi rất nhiều vì không học bài, những ánh mắt của bạn cùng lớp nhìn vào tôi lúc đó làm tôi nhớ mãi. Khi về chỗ, bạn nam ngồi phía sau đã nói rằng: “Con này dốt lắm, có nhiêu đó mà cũng không thuộc”. Tôi đã rất buồn và đặt một câu hỏi lớn cho chính mình: “Tại sao phải học tiếng Anh làm gì mà rắc rối quá. Tôi ghét nó”.

Cấp 2 là quãng thời gian tôi chật vật với tiếng Anh ghê gớm. Tôi luôn dẫn đầu lớp về thành tích tất cả môn học nhưng luôn bị khống chế bởi môn Anh văn. Đã có lúc tôi thật sự thấy bế tắc về điểm yếu đó của mình, tôi muốn vượt qua khỏi nó. Đó là một lần duy nhất của thời cấp 2, tôi xung phong đứng dậy để dịch một bài hội thoại sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà, nhưng tôi đã dịch sai ngay từ câu đầu tiên.

Tôi muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho tôi được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Tôi cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, tôi nhận ra tôi không biết cái gì về Anh văn cả và tôi cũng quyết định luôn tôi không cần biết thêm gì về nó.

Lên cấp 3, tôi chọn cho mình khối A để theo đuổi cũng vì lý do tôi rất dở tiếng Anh. Thế là những ngày tháng cấp 2 và cấp 3 của tôi trôi qua với những kiến thức mập mờ về Anh văn. Những con điểm đủ mức trung bình của tôi về môn tiếng Anh đều là do sự hỗ trợ của bạn bè. Và thật lòng tôi không muốn thừa nhận một sự thật rằng những con điểm ấy hoàn toàn không phải là kiến thức của tôi.

Mặc dù thi khối A là khối chính, nhưng tôi vẫn chọn thi thêm khối D dù chẳng học một chữ Anh văn. Ngày thi môn tiếng Anh tôi “đánh lụi” từ trên xuống dưới, kết quả cuối cùng tôi đậu cả 2 trường Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tôi đã chọn Nhân văn như một số mệnh của mình, chuyên ngành của tôi ở Nhân văn là tiếng Trung, vì thế tôi lại càng ngày càng không có cơ hội để gặp “người bạn khó chịu” tiếng Anh của mình. Và dường như tôi cũng quên luôn những ám ảnh đầu đời của mình về môn học đáng sợ đó. Có lúc tôi đã nghĩ tôi sẽ vẫn thành công mà không cần tiếng Anh, vì một lý do mà tôi luôn tự bào chữa cho mình: “Tôi có thể học được mọi thứ, trừ tiếng Anh.”

Đến năm thứ ba, tôi biết được thông tin điều kiện xét tốt nghiệp của trường là phải có bằng B tiếng Anh. Tôi thật sự hoang mang vì không biết làm cách nào để một đứa “mù Anh văn” như tôi lại có thể lấy được cái bằng đó để ra trường. Tôi mơ hồ nghĩ đến một viễn cảnh là chắc hẳn phải nợ bằng vài năm vì không có nổi chứng chỉ B Anh văn. Nhìn những anh chị khóa trên trong trường đi làm rồi nhưng vẫn tối tối tranh thủ đi đến các trung tâm ngoại ngữ với mục đích lấy được bằng B để hoàn tất điều kiện lấy bằng tốt nghiệp, trong tôi lại xuất hiện một nỗi sợ vô hình. Sau những ngày suy nghĩ cuối cùng tôi quyết định đi học tiếng Anh.

Đây là một quyết định nói chính xác là do tình thế ép buộc chứ không phải do tôi tự nguyện. Tôi muốn theohọc thi chứng chỉ Toeic nhưng đầu vào trình độ của tôi quá tệ không vào nổi lớp Toeic 1 mà rớt xuống lớp sơ cấp. Ngày khai giảng khóa học, tôi đứng suy nghĩ và đánh liều vào lớp Toeic 1. Những ngày đầu, tôi rất khó khăn để học cùng với những bạn sinh viên của những trường khác. Các bạn hầu như đều có trình độ trên tôi.

Tôi ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của tôi quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng tôi không hiểu thầy nói gì. Tôi khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại dù rất ngắn và đơn giàn. Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.

Và tôi đã làm một việc mà tôi chưa từng nghĩ đến, lao vào học tiếng anh. Những ngày đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà tôi cảm thấy không một chút hứng thú. Tôi chỉ học được 5 phút là mệt mỏi và đóng lại ngay vì không thể vào đầu nổi. Nhưng lúc đó một suy nghĩ đã đến với tôi: “Tôi có một nỗi sợ, đó là Anh văn. Tôi cứ mãi trốn tránh nỗi sợ của mình và cách duy nhất để tôi từ bỏ sự sợ hãi đó là phải đối mặt với nó”. Thế là mỗi ngày tôi quyết tâm dành ra 60 phút học Anh văn.

Tôi học những từ vựng chưa biết được gạch dưới trong sách như một bài tập bắt buộc riêng cho mình. Tôi đầu tư mua hẳn một phần mềm học từ vựng, nó có chức năng nhập từ và kiểm tra từ đến khi nào người học thuộc mới thôi. Có những ngày tôi ham chơi nên đến 10h đêm mới mở máy học, lại gặp những từ vựng khó, máy trả đi trả lại mà tôi không thuộc. Đến khi thuộc rồi thì đã hơn 12 giờ đêm. Từ điều ép buộc, nó trở thành một thói quen.

Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà tôi không hay. Tôi thích học từ vựng đến mức độ, đi ngoài đường trông thấy những bảng hiệu có những từ tiếng Anh mới, tôi đều đọc to và cố gắng ghi chú lại. Còn về phần nghe, mỗi ngày tôi cho mình nghe một đoạn Anh văn có độ dài khoảng 5 phút nhưng nghe lại nhiều lần. Có khi ngủ nhưng tôi vẫn để đoạn Anh văn phát đi phát lại cho đến sáng, vì tôi nghĩ lúc đó Anh văn sẽ có cơ hội đi sâu vào tiềm thức của tôi. Môn ngữ pháp, tôi rất siêng năng làm các bài tập của thầy trên lớp, vì vậy dù về nhà không luyện tập ngữ pháp nhiều nhưng ngữ pháp của tôi đã có những chuyển biến tốt.

Kết thúc khóa học sau 12 tuần đó, tôi là người có điểm thi cao nhất của cả lớp gồm 45 học viên với số điểm Toeic 480. Ngày tôi cầm phần thưởng của thầy với vị trí đứng đầu, tôi đã muốn khóc vì những điều tôi làm được. Theo bảng quy chiếu điểm giữa các văn bằng, tôi được biết Toeic 480 có ngang giá trị với chứng chỉ B. Tôi muốn kiểm chứng lại một lần nữa khả năng của mình.


Thế là một tuần ngay sau đó, tôi bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của tôi. Cuối cùng kết quả cũng đã có, tôi tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và tôi dừng lại ở tên tôi. Tôi đã đậu chứng chỉ B, tôi nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về. Tôi đã lấy được bằng B chỉ trong 3 tháng bằng nỗ lực của mình.

Từ ngày có được bằng B, tiếng Anh không còn là nỗi sợ nữa. Tôi bắt đầu coi nó như người bạn, tôi thích khi vớ được một từ mới và tôi sẽ líu lo nhắc đi nhắc lại cho đến khi nào thuộc. Tôi muốn thử thách mình một lần nữa. Sau 3 tháng tiếp theo, tôi đăng ký thi lấy chứng chỉ C của đại học Nông lâm. Chuyện đi thi lần này, tôi giấu tất cả mọi người, vì chắc chắn sẽ bị ngăn cản do chưa đủ sức trong thời gian đó. Nhưng tôi đã đậu, và tôi lấy được bằng C trong 3 tháng sau khi vừa lấy được chứng chỉ B. Đó thật sự là điều kỳ diệu của riêng tôi.

Không lâu sau đó, tôi lại lấy được Toeic 625 điểm. Càng lúc khả năng tiếng Anh của tôi càng tốt. Sau khi tốt nghiệp, tôi lại tiếp tục học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiếng Anh vì niềm yêu thích. Hiện nay, tôi luôn đứng trong top những người giỏi nhất khoa. Hơn một năm nữa, tôi sẽ có thêm một nghề tay trái, đó là nghề giáo viên dạy tiếng Anh.

Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.

Vũ Ngọc Lan Anh

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Anh văn thiếu nhi

1.Tiếng Anh Thiếu Nhi
(EK – English for Kid) là khóa học được thiết kế đặc biệt vui nhộn, học và chơi lồng vào nhau để HS vừa luyện kỹ năng phản xạ tiếng Anh, phát âm chuẩn, vừa phát triển cả thể chất và năng khiếu với những nội dung nổi bật dành riêng cho các em thiếu nhi từ 5 – 12 tuổi. Đây là bước đệm quan trọng đầu tiên để HS của mình vượt trội hơn hẳn về khả năng phản xạ tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu đến lớp.
2. Lợi ích khi tham gia khóa học: Khóa học này giúp HS:
* Làm quen với tiếng Anh và hình thành thói quen học tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu đến trường.
* Phát âm giọng chuẩn và khả năng phản xạ tiếng Anh nhanh ngay từ khi còn nhỏ.
* Mạnh dạn, tự tin và năng động hơn khi đứng trước đám đông.
* Phát triển thể chất và năng khiếu thông qua các hoạt động ngoại khóa.
* Tạo bước đệm vững chắc để bé bước lên những lớp tiếng Anh cấp độ cao hơn.
 
3. Nội dung hoạt động trên lớp:

* Toàn bộ khóa học được giảng dạy bằng bộ giáo trình chuẩn và nâng cao theo một hệ thống từ cấp độ nhỏ đến lớn, đặc biệt dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi từ 5 – 12 tuổi, giúp HS phát triển theo một quy trình nhất định, vững chắc hơn.
* Chương trình học từ vựng đầy hứng thú thông qua những hình ảnh minh họa vui nhộn, dễ hiểu, các trò chơi ghép tên đồ vật, con vật dễ thương, trái cây…để các HS có thể nhớ từ vựng ngay từ trên lớp.
* Dạy các bài hát, các câu chuyện thiếu nhi bằng tiếng Anh rồi cho HS thực hành biểu diễn trước thầy cô, bè bạn.
* Dạy cho HS phát âm và sử dụng một số câu giao tiếp từ đơn giản đến khó hơn để tập và tăng cường kỹ năng phản xạ bằng tiếng Anh .
* Ngoài giáo trình trên lớp, HS còn có sách luyện tập ngữ pháp riêng ở nhà, giúp trau dồi khả năng văn phạm tiếng Anh.
4. Phương pháp đào tạo: Với phương châm "Học phải có hiệu quả”, Trung tâm Olympia luôn áp dụng phương pháp dạy và học tân tiến, giáo trình được cập nhật mới nhất và hiệu quả nhất cho tất cả các lớp đào tạo.
5. Giáo viên giảng dạy:
100% giáo viên chuyên môn giỏi, kinh nghiệm giảng dạy trẻ nhỏ tại các trường công lập trong và ngoài thanh phố Đà Nẵng, được tuyển dụng kỹ lưỡng.
Ngoài ra, HS của bạn còn được chăm sóc chu đáo, tận tình bởi đội ngũ nhân viên của trung tâm về mọi mặt (học tập, sức khỏe, tinh thần,…) và là sợi dây liên lạc uy tín nhất để bạn hoàn toàn yên tâm khi cho con em mình theo học tại Trung tâm.
6. Khai giảng:
Thường xuyên vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

Học tiếng Anh bằng thơ!

Anh van thieu nhi - Từ thời xưa, thơ (ca dao, tục ngữ) đã là phương thức để lưu giữ và truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sống. Ngày nay, thơ vẫn phát huy tác dụng đó và có lẽ đặc biệt tốt trong việc học… tiếng Anh! Đây là bài thơ được sưu tầm được bài thơ nửa Anh nửa Việt sau đây. Hi vọng bằng vần điệu của thơ, các bạn sẽ học thật tốt các từ vựng cơ bản này.



Từ thời xưa, thơ (ca dao, tục ngữ) đã là phương thức để lưu giữ và truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sống. Ngày nay, thơ vẫn phát huy tác dụng đó và có lẽ đặc biệt tốt trong việc học… tiếng Anh!
Đây là bài thơ được sưu tầm được bài thơ nửa Anh nửa Việt sau đây. Hi vọng bằng vần điệu của thơ, các bạn sẽ học thật tốt các từ vựng cơ bản này.
SKY trời, EARTH đất, CLOUD mây
RAIN mưa WIND gió, DAY ngày NIGHT đêm
HIGH cao HARD cứng SOFT mềm
REDUCE giảm bớt, ADD thêm, HI chào
LONG dài, SHORT ngắn, TALL cao
HERE đây, THERE đó, WHICH nào, WHERE đâu
SENTENCE có nghĩa là câu
LESSON bài học RAINBOW cầu vòng
WIFE là vợ HUSBAND chồng
DADY là bố PLEASE DON'T xin đừng
DARLING tiếng gọi em cưng
MERRY vui thích cái sừng là HORN
TEAR là xé, rách là TORN
TO SING là hát A SONG một bài
TRUE là thật, láo: LIE
GO đi, COME đến, một vài là SOME
Đứng STAND, LOOK ngó, LIE nằm
FIVE năm, FOUR bốn, HOLD cầm, PLAY chơi
A LIFE là một cuộc đời
HAPPY sung sướng, LAUGH cười, CRY kêu
GLAD mừng, HATE ghét, LOVE yêu
CHARMING duyên dáng, diễm kiều GRACEFUL
SUN SHINE trời nắng, trăng MOON
WORLD là thế giới, sớm SOON, LAKE hồ
Dao KNIFE, SPOON muỗng, cuốc HOE
CLEAR trong, DARK tối, khổng lồ GIANT
GAY vui, DIE chết, NEAR gần
SORRY xin lỗi, DULL đần, WISE khôn
BURY có nghĩa là chôn
Chết DIE, DEVIL quỹ, SOUL hồn, GHOST ma
Xe hơi du lịch là CAR
SIR ngài, LORD đức, thưa bà MADAM
ONE THOUSAND là một ngàn
WEEK là tuần lể, YEAR năm, HOUR giờ
WAIT THERE đứng đó đợi chờ
NIGHTMARE ác mộng, DREAM mơ, PRAY cầu
Trừ ra EXCEPT, DEEP sâu
DAUGHTER con gái, BRIDGE cầu, POND ao
ENTER là hãy đi vào
CORRECT là đúng, FALL nhào, WRONG sai
SHOULDER la` cái bả vai
WRITER văn sĩ, cái đài RADIO
A BOWL là một cái tô
Chữ TEAR nước mắt, TOMB mồ, nhai CHEW
NEEDLE kim, THREAD chỉ may SEW
Kẻ thù độc ác CRUEL FOE , ERR lầm
HIDE là trốn, SHELTER hầm
SHOUT la la hét, nói thầm WHISPER
WHAT TIME là hỏi mấy giờ
CLEAR trong, CLEAN sạch, mờ mờ là DIM
Gặp ông ta dịch SEE HIM
SWIM bơi, WADE lội, DROWN chìm chết trôi
MOUNTAIN là núi, HILL đồi
VALLEY thung lũng, cây sồi OAK TREE
Tiền đóng học phí SCHOOL FEE
Cho tôi dùng chữ GIVE ME chẳng lầm
STEAL tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay BOYCOTT, gia cầm POULTRY
CATTLE gia súc, o¬ng BEE
SOMETHING TO EAT chút gì để ăn
LIP môi, TONGUE lưỡi, TEETH răng
EXAM thi cử, cái bằng LICENSE
BODY chính là tầm thân
YOUNG SPIRIT tinh thần trẻ trung
TO MISS có nghĩa nhớ nhung
Tương tư LOVESICK, CRAZY khùng, MAD điên
CURVE cong, STRAIGHT thẳng, TILT nghiêng
SILVER là bạc, MONEY tiền, vàng GOLD
STILL có nghĩa: vẫn còn
HEALTHY khỏe manh, nước non COUNTRY
YOUNG MAN là đấng nam nhi
GIRL là con gái, BOY thì con trai
TOMORROW tức ngày mai
OUR FUTURE dịch tương lai chúng mình
FRIEND bằng hữu, LOVE tình
BEAUTY nhan sắc, pretty xinh, BOAT thuyền
CONTINUOUS liên miên
ANCESTOR tức tổ tiên ông bà
NEGLIGENT là lơ là
GET ALONG tức thuận hòa với nhau
PLEASURE vui sướng, PAIN đau
POOR nghèo, FAIR kha', RICH giàu Cry la
TRIUMPH SONG khải hoàn ca
HISTORY sử, OLD già , NEW tân
HUMANE la có lòng nhân
DESIRE ao ước, NEED cần, NO không
PINE TREE là cây thông
BANANA chuối, ROSE hồng, LOTUS sen
LIP môi, MOUTH miệng., TEETH răng
EYE la con mắt, WAX ghèn, EAR tai
GLOVE găng SOCK vớ, THICK dầy
ANKLE mắt cá, HAND tay SIT ngồi
YOU anh, HE nó I tôi
THEY là chúng nó, WE thời chúng ta
WINDOW cửa sổ, HOUSE nhà
DOOR là cửa chính, OIL là dầu ăn
YARD vườn, GRASS cỏ, COURT sân
WALL tường FENCE dậu CEILING trần PICTURE tranh
BLACK đen RED đỏ BLUE xanh
YELLOW vàng, GREY xám, ORANGE cam, THICK dày
BROWN nâu, WHITE trắng, LUCK may
Gia vi la chữ SPICE, SUGAR đường
STINK hôi, PERFUME mùi hương
EVER mãi mãi, OFTEN thường, ALWAYS luôn
JOY vui, PLEASURE sướng, SAD buồn
BIBLE kinh thánh, BELL chuông, CHURCH nhà thờ
POEM là một bài thơ
PRIEST linh muc, CHESS cờ, GAME chơi
LIFE END la hết cuộc đời
OUT OF LUCK là hết thời cơ may
TRADE là trao đổi CHANGE thay
SOUR chua, SWEET ngọt, HOT cay, TASTY bùi
Nguồn: smartchoice.edu.vn

Chọn trường tiểu học quốc tế

Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình đăng kí cho con theo học tại các trường quốc tế từ tiểu học, trung học đến bậc đại học. Đáp ứng nhu cầu đó, số lượng các trường tiểu học quốc tế được thành lập những năm gần đây ngày càng nhiều.

Một mặt, đây là cơ hội để các bậc phụ huynh có nhiều phương án lựa chọn. Mặt khác, nhiều phụ huynh tỏ ra băn khoăn không biết nên chọn trường nào cho con theo học. Bài viết này xin chia sẻ đôi điều cần lưu ý cho các phụ huynh khi chọn trường quốc tế cho con mình.

Tuy học phí đắt đỏ nhưng trường quốc tế vẫn là lựa chọn của không ít gia đình có điều kiện. Nhưng làm sao để lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với định hướng phát triển của cha mẹ dành cho con cái, vừa phù hợp với nhu cầu tài chính của mỗi gia đình là điều không dễ.

Dù chương trình giảng dạy tại các trường Quốc tế có ưu việt tới đâu nhưng hãy chắc chắn rằng họ vẫn dạy các học sinh Việt Nam các môn Văn, Sử, Địa bằng TIẾNG VIỆT. Hãy chắc chắn rằng con bạn dù tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại của thế giới nhưng trẻ không được quên mình là người Việt Nam.

Sau đó, bạn hãy lưu tâm tới việc trường quốc tế bạn chọn có được các tổ chức Giáo dục uy tín trên thế giới công nhận không?

Ví dụ: WES (World Education Services) là tổ chức giáo dục không vụ lợi (Non Profit Organization) được chọn lựa chỉ định bởi các trường ĐH uy tín hàng đầu trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ như: Havard, Princeton, Yale, Stanford, MIT, Brown… để xem xét, đánh giá tiêu chuẩn học tập đầu vào của các học sinh tốt nghiệp từ các trường học trên toàn thế giới. Nếu các trường quốc tế đã được WES công nhận đạt tiêu chuẩn thì sẽ được các trường ĐH uy tín nhận vào dễ dàng. Ngoài ra, còn phải kể đến các tổ chức khác như: IIE (Institute of International Education - Tổ chức Giáo dụcQuốc tế Hoa Kỳ), IBO (Tổ chức Tú tài Quốc tế), CIS (Hiệp hội các trường Quốc tế)... Hiện nay, tại Việt Nam mới có duy nhất trường Quốc tế APU được IIE công nhận.

Danh sách các trường quốc tế tại Việt Nam hiện đang dạy theo chương trình IBO (Tổ chức Tú tài Quốc tế) gồm có 9 trường ACG, AIS - Mỹ, Hanoi Intl School, ISHCMC, RISS, SSIS, AIS Úc, BIS, UNIS.

- Chỉ có 2 trường được giảng dạy đủ 3 chương trình PYP (Tiểu học), MYP (Trung học) và DP (Tú tài) là Trường Quốc tế TPHCM ISHCMC và Trường Quốc tế UNIS.

- Hai trường chỉ mới được giảng dạy chương trình PYP là ACG và AIS - Úc.

Các trường quốc tế dạy theo chương trình IBO, học sinh cần phải học 13 năm.

Sau khi tốt nghiệp tại các trường này, học sinh muốn du học ở các nước châu Âu thì không có vấn đề gì nhưng bằng cấp này qua Mỹ lại không được chấp nhận. Các phụ huynh có định hướng cho con du học Mỹ nên lưu tâm tới điều này.

Sau khi kiểm tra các chứng nhận mà mỗi trường có được, các phụ huynh nên lưu tâm tới thành tích mà học sinh trường đó đã đạt được: điểm GPA, điểm thi ACT, SAT, tỉ lệ % học sinh vào các trường ĐH danh tiếng sau khi tốt nghiệp. Đó là minh chứng tốt nhất cho chất lượng giáo dục của mỗi trường.

Ngoài ra, các phụ huynh nên kiểm tra trường quốc tế dự định đăng kí có các chương trình học và tín chỉ đã được công nhận trao đổi từ trường này với các trường trung học và đại học uy tín trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Việc bằng cấp, tín chỉ và chương trình học đã được công nhận, kiểm định chất lượng thì học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ được các trường đại học uy tín chấp nhận đầu vào dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, các phụ huynh nên hỏi trường có chương trình trao đổi học sinh hay không. Các phụ huynh không ở thành phố lớn thì cần quan tâm trường có kí túc xá cho học sinh không...

Điều cuối cùng trước khi đặt bút đăng kí lựa chọn một trường quốc tế, bạn nên đến thăm quan ngôi trường mà con bạn sẽ gắn bó một lần để có cảm nhận thiết thực nhất.

Sau khi kiểm tra các chứng nhận mà mỗi trường có được, các phụ huynh nên lưu tâm tới thành tích mà học sinh trường đó đã đạt được: điểm GPA, điểm thi ACT, SAT, tỉ lệ % học sinh vào các trường ĐH danh tiếng sau khi tốt nghiệp. Đó là minh chứng tốt nhất cho chất lượng giáo dục của mỗi trường.

Xem thêm: Tiểu học quốc tế: Các tin tức về trường tiểu học quốc tế tại Việt Nam

Kết bạn với Kênh Tuyển Sinh trên Facebook hoặc GOOGLE + để thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về: tuyen sinh, ti le choi, diem thi, diem chuan, điểm thi đại học 2013 và điểm chuẩn đại học 2013 , tieu hoc quoc te 

Bạn đang theo dõi chủ đề Chọn trường tiểu học quốc tế nào tốt cho trẻ? , Những thông tin này có thể thay đổi trong các thời điểm khác nhau, bạn có thể cập nhật những thông tin mới nhất về Chọn trường tiểu học quốc tế nào tốt cho trẻ? 

Nguồn: Sưu tầm
Liên kết: đào tạo seo - Bảng giá Seo - Bảng giá seo website