căn hộ the park avenue - Thép ống - Giay dep -tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Đào tạo seo website

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Những điều cần biết về thiệp cưới!


1. Thời gian đặt thiệp

Ở miền Bắc, đa số các gia đình đều gửi thiệp mời ngay sau ngày lễ ăn hỏi, ít nhất cũng trước đám cưới vài tuần. Vì vậy, trước ngày cưới khoảng 3 - 4 tháng, cô dâu chú rể cần tìm hiểu về thiệp cưới và hoàn thành việc đặt thiệp trước 2 tháng để có thời gian kịp viết thiệp vừa gửi tận tay đến khách mời.

2. Mẫu mã thiệp

Hiện nay, các mẫu thiep cuoi rất đa dạng, có nhiều mẫu vừa sang trọng, vừa mang nét hiện đại, phù hợp với cả phong cách của các vị phụ huynh lẫn các cô dâu chú rể trẻ. Ngoài ra, nếu muốn khác biệt, độc đáo, đôi uyên ương cũng có thể chọn hai mẫu thiệp khác nhau, một kiểu truyền thống dành để bố mẹ mời khách lớn tuổi và một mẫu thiệp hiện đại, cá tính để cô dâu chú rể mời bạn bè trẻ tuổi.

Hiện bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu thiệp đẹp ở các nhà cung cấp, tuy nhiên một số đôi uyên ương lại thích tự thiết kế thiệp cưới để ghi dấu ấn cá nhân đậm nét nhất. Việc tự thiết kế thiệp chỉ thích hợp khi cô dâu chú rể biết đôi chút về mỹ thuật, hoặc không ngại tìm tòi, học hỏi. Nếu quá bận rộn, đôi uyên ương nên dành thời gian để chọn mẫu thiệp có sẵn phù hợp nhất với mình, hoặc sử dụng dịch vụ thiết kế riêng của chính nhà cung cấp thiệp.

Ngoài ra, các mẫu mã thiệp dù hiện đại trẻ trung thế nào cũng cần đảm bảo đúng sự sang trọng mà thiệp cưới cần có. Các nội dung trong thiệp cũng phải đúng văn phong, chính tả tiếng Việt và đầy đủ tên họ của cô dâu chú rể cũng như song thân phụ mẫu. Các đôi uyên ương cũng không nên chọn thiệp quá nhiều hoa văn trang trí, rối mắt mà chỉ cần một điểm nhấn đặc biệt để gây ấn tượng với khách mời.


3. Giá cả thiệp

Thiệp cưới không nhất thiết phải quá đắt, giá từ vài chục nghìn mới có kiểu đẹp mà nhiều mẫu mã cổ điển, truyền thống, giá 2.000 đồng - 5.000 đồng. Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng không nên chi toàn bộ số tiền đã định để in thiệp cưới mà chỉ nên dành 80 - 90% ngân sách thiệp đã định. Ví dụ, nếu bạn có thể chi tối đa 5.000 đồng cho một tấm thiệp, thì khi đi tham khảo thiệp, bạn chỉ nên chọn các mẫu thiệp già từ 3.500 đồng - 4.000 đồng. Số tiền còn lại sẽ là chi phí dự phòng, giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh như thiệp in bị hỏng, cần in thêm số lượng thiệp... Không nên chi sát ngân sách bởi khi có chi phí ngoài dự kiến, chắc chắc bạn sẽ phải tiêu nhiều tiền hơn ngân sách ban đầu.

4. Chọn nơi in ấn và chất liệu

Việc chọn nhà in là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các đôi uyên ương tự thiết kế thiệp. Một số nhà in không thể in đúng màu sắc như trong bản thiết kế của bạn, gây ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của thiệp cưới. Một lời khuyên dành cho các cô dâu chú rể là phải in thử trước vài tấm thiệp để xem chất lượng có đúng như mong muốn không, sau đó mới nên đặt in toàn bộ vài trăm tấm thiệp.

Hiện nay, khi đặt in thiệp cưới, không phải nhà in nào cũng có hợp đồng rõ ràng, nên cô dâu chú rể cần chủ động thảo sẵn hợp đồng, trong đó đính kèm một bản in thử với màu sắc, câu chữ ưng ý để làm tiêu chuẩn. Từ đó, bạn đề nghị nhà in xác nhận sẽ in thiệp đúng như mẫu in thử hoàn chỉnh để sau này khi có sai sót, bạn có bằng chứng để yêu cầu nhà cung cấp in lại các mẫu thiệp hỏng.

Chất liệu thiệp cưới cũng làm nên nét đẹp của thiệp. Cô dâu chú rể nên chọn loại giấy cứng cáp, không quá mềm để khi lên dáng, thiệp có độ chắc chắn và đứng dáng. Bạn cũng có thể chọn loại giấy sần hoặc giấy có cán bóng mờ thay vì các loại giấy trơn để tạo ấn tượng lạ, độc đáo cho thiệp cưới.

5. Kiểm tra kỹ khi lấy thiệp

Khi lấy thiệp, dù cô dâu chú rể sẽ cầm trong tay vài trăm chiếc thiệp nhưng cũng đừng quên kiểm tra kỹ màu sắc, chính tả, nội dung in trong thiệp bởi nếu tìm ra sai sót, bạn mới có thể yêu cầu nhà in sửa lại lỗi của họ. Khi đi lấy thiệp cưới, cô dâu hoặc chú rể nên đi cùng một người thân trong gia đình hoặc một người bạn cẩn thận để giúp bạn kiểm tra kỹ từng chiếc thiệp.


6. Viết thiệp

Một chiếc thiệp cưới sẽ chưa thực sự hoàn hảo nếu phần tên khách mời không được viết cẩn thận, sạch đẹp. Đa số các đôi uyên ương chọn loại bút có nhũ để viết thiệp vì nó tạo ra sự sang trọng cần có, không nên viết bằng bút bi bình thường. Tùy theo màu thiệp và màu phong bì mà cô dâu chú rể nên chọn bút nhũ phù hợp, phong bì và thiệp màu đen sẽ hợp với bút nhũ bạc hoặc nhũ sáng màu, còn phong bì và thiệp màu trắng, sáng sẽ hợp với loại bút nhũ màu đỏ đậm, xanh đậm. Với cách phối hợp màu sắc như vậy, tên khách mời sẽ nổi bật, ấn tượng.

Ngoài ra, chữ viết cũng là vấn đề mà các đôi uyên ương cần cân nhắc tới. Bạn nên tìm những người có nét chữ đẹp, thanh thoát, dễ nhìn để giúp bạn viết thiệp. Thời gian viết thiệp cưới cũng không nên kéo dài, gây cảm giác chán. Cô dâu chú rể có thể chia nhau ra viết trong khoảng 30 phút - 1 tiếng liền hoặc viết thiệp trong những lúc rảnh rỗi.

7. Đưa thiệp

Cách cô dâu chú rể đưa thiệp cũng sẽ gây ấn tượng nhất định với khách mời. Trước hết, bạn cần phân chia khách thành hai đối tượng, một là khách của bố mẹ, hai là khách của cô dâu chú rể. Với những vị khách lớn tuổi, họ hàng, khách ngang hàng với bố mẹ, thì bố mẹ cô dâu chú rể nên đứng tên mời cũng như là người đưa thiệp. Ngược lại, cô dâu chú rể sẽ là người chịu trách nhiệm mời bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng ngang hàng với tầm tuổi của đôi uyên ương.

Cách tốt nhất là bố mẹ hai bên và cô dâu chú rể trực tiếp đưa thiệp đến tận tay khách, tránh tình trạng gửi thiệp của người này qua người khác. Trong trường hợp khách mời ở xa, gia đình có thể gọi điện thông báo trước rồi gửi thiếp mời qua đường bưu điện. Khi đưa thiệp trực tiếp, đôi uyên ương nên thể hiện sự tôn trọng, nồng nhiệt, vui mừng khi được đón tiếp các vị khách trong ngày vui của mình. Chính những biểu hiện của bạn sẽ khiến khách mời cảm thấy vui vẻ và muốn đến dự đám cưới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên kết: đào tạo seo - Bảng giá Seo - Bảng giá seo website